Thứ Tư, 14/05/2025
Zalo

Mesut Oezil, “nhạc trưởng” mới của ĐT Đức: “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ”

Thứ Hai 07/09/2009 13:58(GMT+7)

Theo dõi Bongda24h trên Google News
Trước Nam Phi ở BayArena, dưới sự chỉ huy tài tình của “nhạc trưởng” gốc Thổ Mesut Oezil, đội tuyển Đức đã trình tấu bản “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ” của nhạc sĩ thiên tài Wolfgang Amadeus Mozart bằng thứ ngôn ngữ bóng đá đầy mê đắm.

“Giao hưởng” 4-2-3-1

Đón tiếp một đối thủ không phải quá mạnh như Nam Phi trên sân nhà BayArena ở Leverkusen, Đức đã mạnh dạn thử nghiệm cách bố trí nhân sự và lựa chọn lối chơi mới. Đội hình 4-2-3-1 là một biến thể đã trở nên khá quen thuộc trong bóng đá và bản thân “Mannschaft” cũng đã sử dụng. Nhưng lần này, huấn luyện viên Joachim Loew đã quyết định kéo Michael Ballack về phần sân nhà, đá cặp với Simon Rolfes. Việc Ballack phải hy sinh vai trò tấn công để làm nhiệm vụ đánh chặn hỗ trợ phòng ngự từ xa, thu hồi và luân chuyển bóng lên tuyến trên cũng không còn quá mới mẻ, khi mà anh đã chơi như vậy trong màu áo Chelsea ở mùa giải trước, lúc huấn luyện viên người Hà Lan Guus Hiddink còn cầm quân. Vị trí và cách chơi mới của Ballack có phần giống Andrea Pirlo, tiền vệ “thủ mà công” của AC Milan cũng như đội tuyển Italia.

Mesut Oezil - Số 10 mới của ĐT Đức

Lấp vào khoảng trống của Ballack để lại ở phần sân đối phương, Loew sử dụng bộ ba tiền vệ trẻ, khỏe và có tốc độ cao: Bastian Schweinsteiger (phải) - Mesut Oezil (giữa) - Marko Marin (trái). Cầu thủ đa năng của Bayern cùng bộ đôi tài năng của Bremen đã mang lại sức sống mới cho hàng tiền vệ của đội tuyển Đức, nhờ khả năng xử lý bóng khéo léo, xoay trở tốt và đặc biệt, tất cả đều có tốc độ. Trong khi Schweinsteiger và Marin thường xuyên đánh thọc xuống hai cánh của hàng phòng ngự Nam Phi thì Oezil lại làm nhiệm vụ nhận bóng từ Ballack, chuyền ra biên hoặc chọc khe cho Mario Gomez. Ở trận đấu này, Gomez là tiền đạo cắm duy nhất của đội tuyển Đức, nhờ anh có phong độ khá tốt ở giai đoạn đầu mùa giải trong màu áo Bayern (cả ba chân sút còn lại được triệu tập lần này đều chưa ghi bàn tại Bundesliga ở mùa giải mới).

“Số 10” mới

Chỉ với một trung phong duy nhất, nhưng nhờ sở hữu hàng tiền vệ có độ cơ động cao nên đội tuyển Đức vẫn nắm giữ và kiểm soát tốt thế trận. Trong lần đầu tiên được chơi ở vị trí “số 10” tại đội tuyển Đức, Oezil đã có trận đấu hay nhất từ trước đến nay, kể từ thời điểm anh trở thành tuyển thủ “Mannschaft”. Kéo Ballack lùi sâu về phần sân nhà và trao vị trí “số 10” cho Oezil là một quyết định táo bạo của Loew, bởi Ballack lâu nay vẫn được biết đến là người dẫn dắt lối chơi của đội tuyển Đức. Loew không phủ nhận tài năng và vai trò của Ballack, nhưng giao cho anh một trọng trách mới nhằm tạo ra sự chắc chắn cho tuyến giữa của đội tuyển Đức, đồng thời mở đường cho các tài năng trẻ khác tỏa sáng.

Được chơi khá tự do trên hàng tiền vệ, Oezil đã phát huy tốt những tố chất đặc biệt của một cầu thủ ở độ tuổi 20. Anh nhanh nhẹn, khỏe mạnh, sử dụng chiếc chân trái ma thuật để điều khiển trái bóng. Chỉ có điều, trong bài thắng ấn định tỷ số 2-0, Oezil lại dùng chân phải để dứt điểm. Đó là một cú sút nhẹ nhàng nhưng đủ hiểm hóc trong tư thế đố mặt với thủ môn Rowen Fernandez, sau pha di chuyển thông minh để nhận bóng từ cú bật tường của Miroslav Klose. Bàn thắng ấy là đỉnh cao nhất của bản giao hưởng “Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ” mà “nhạc trưởng” Oezil đã chỉ huy cả đội tuyển Đức trình tấu tại BayArena, Leverkusen.

Lâu nay, lối chơi của đội tuyển Đức luôn phụ thuộc vào Michael Ballack. Nhưng sau trận đấu này, có lẽ Loew đã tìm thấy một giải pháp mới, vừa không phải gạt Ballack ra ngoài, vừa tăng thêm chất sáng tạo cho “Mannschaft”. Hãy chọn “giao hưởng” 4-2-3-1 với “nhạc trưởng” Mesut Oezil.

(Theo Thể Thao Văn Hóa)
Khám phá thêm nội dung hấp dẫn trong các chủ đề liên quan:

Có thể bạn quan tâm

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Pro Chiến thắng tại El Clasico: Bản tóm gọn hoàn hảo về Barcelona mùa này

Trong bối cảnh các giải VĐQG thường xuyên nằm dưới sự thống trị của một nhóm nhỏ các siêu CLB quen thuộc, đôi khi rất khó để phân biệt sự khác nhau giữa các nhà vô địch. Tuy nhiên, chức vô địch La Liga 2024/25 của Barcelona, dù chưa chính thức về mặt toán học, sẽ mãi khắc sâu trong ký ức của những người đã dõi theo nó.

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Barca sống mà không cần đồng hồ

Barca "sống mà không cần đồng hồ"

Tôi có một người bạn không đeo đồng hồ. Có một thời gian, anh ấy thường nhét vào túi quần một chiếc điện thoại cũ, nhỏ với màn hình đen trắng và dùng sim trả trước không Internet. Giống như loại mà dân buôn “mai thúy” hay dùng để cuộc gọi không bị lần ra, hoặc cũng giống loại mà nhà phê bình phim Carlos Boyero hay dùng. Anh ấy thường chậm hơn mọi xu hướng, nhưng luôn là người mở đầu cho làn sóng tiếp theo.

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Bạn thấy gì từ trận cầu thủ tục giữa Liverpool và Arsenal?

Phút 95, Martin Ødegaard thoát xuống đối mặt thủ môn. Khán giả Arsenal bên khán đài Anfield Road đồng loạt chồm tới, nín thở chờ đợi. Ở đâu đó trên cái dàn bình luận bất tử nơi chín tầng mây, cố BLV Brian Moore chắc đang hắng giọng: “Mọi thứ giờ đều có thể xảy ra!”

Xem thêm
top-arrow
X